Advertisement
dvnkt

Untitled

Apr 15th, 2013
515
0
Never
Not a member of Pastebin yet? Sign Up, it unlocks many cool features!
text 26.71 KB | None | 0 0
  1. 1. Nêu đặc điểm thiên nhiên nổi bật của phần lãnh thổ phía Bắc và phần lãnh thổ phía Nam nước ta.
  2. + Miền khí hậu miền Bắc:(từ dãy núi Bạch Mã trở ra)
  3. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
  4. - Nhiệt độ trung bình: 200C-250C, biên độ nhiệt trung bình năm lớn (100C-120C). Số tháng lạnh dưới 200C có 3 tháng.
  5. - Sự phân hoá theo mùa: mùa đông-mùa hạ
  6. - Cảnh quan: Đới rừng nhiệt đới gió mùa. Các loài nhiệt đới chiếm ưu thế, ngoài ra còn có các cây cận nhiệt đới, ôn đới, các loài thú có lông dày.
  7. + Miền khí hậu miền Nam:(từ dãy núi Bạch Mã trở vào)
  8. - Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng quanh năm.
  9. - Nhiệt độ trung bình: trên 250C, biên độ nhiệt trung bình năm thấp (30C-40C). Không có tháng nào dưới 200C.
  10. - Sự phân hoá theo mùa: mùa mưa-mùa khô
  11. - Cảnh quan: đới rừng cận xích đạo gió mùa. Các loài động vật và thực vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới với nhiều loài.
  12.  
  13. 2. Nêu khái quát sự phân hóa thiên nhiên theo hướng Đông – Tây. Dẫn chứng về mối liên hệ chặt chẽ giữa đặc điểm thiên nhiên vùng thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi kề bên.
  14. + Vùng biển và thềm lục địa:
  15. - Thiên nhiên vùng biển đa dạng đặc sắc và có sự thay đổi theo từng dạng địa hình ven biển, thềm lục địa.
  16. + Vùng đồng bằng ven biển: thiên nhiên thay đổi theo từng vùng:
  17. - Đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ mở rộng với các bãi triều thấp phẳng, thiên nhiên trù phú.
  18. - Dải đồng bằng ven biển Trung bộ hẹp ngang, bị chia cắt, bờ biển khúc khuỷu, các cồn cát, đầm phá phổ biến thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai kém màu mỡ, nhưng giàu tiềm năng du lịch và kinh tế biển.
  19. + Vùng đồi núi: thiên nhiên rất phức tạp (do tác động của gió mùa và hướng của các dãy núi). Thể hiện sự phân hoá thiên nhiên từ Đông-Tây Bắc Bộ và Đông Trường Sơn và Tây Nguyên.
  20.  
  21. 3. Trình bày đặc điểm tự nhiên cơ bản. Những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên trong việc phát triển kinh tế của miền.
  22. a. miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
  23. - Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng, gồm vùng núi Đông Bắc và đông bằng BắcBộ.
  24. - Địa hình: hướng vòng cung (4 cánh cung), với hướng nghiêng chung là Tây Bắc-Đông Nam.
  25. + Đồi núi thấp (độ cao trung bình khoảng 600m).
  26. + Nhiều địa hình đá vôi (caxtơ).
  27. + Đồng bằng Bắc Bộ mở rộng. Bờ biển phẳng, nhiều vịnh, đảo, quần đảo.
  28. - Khí hậu: mùa hạ nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, ít mưa với sự xâm nhập mạnh của gió mùa Đông Bắc. Khí hậu, thời tiết có nhiều biến động. Có bão.
  29. - Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi dày đặc. Hướng Tây Bắc-Đông Nam và hướng vòng cung.
  30. - Thổ nhưỡng, sinh vật: Đai nhiệt đới chân núi hạ thấp. Trong thành phần có thêm các loài cây cận nhiệt (dẻ, re) và động vật Hoa Nam.
  31. - Khoáng sản: giàu khoáng sản: than, sắt, thiếc, vonfram, vật liệu xây dựng, chì-bạc-kẽm, bể dầu khí s.Hồng…
  32. * Thuận lợi: giàu tài nguyên khoáng sản, khí hậu có mùa đông lạnh có thể trồng rau quả cận nhiệt, ôn đói, nhiều cảnh quan đẹp phát triển du lịch…
  33. * Khó khăn: sự bất thường của thời tiết, nhất là vào mùa đông lạnh.
  34. b. miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
  35. - Phạm vi: hữu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
  36. - Địa hình: địa hình núi trung bình và cao chiếm ưu thế, độ dốc cao.
  37. + Hướng Tây Bắc-Đông Nam.
  38. + Đồng bằng thu nhỏ, chuyển tiếp từ đồng bằng châu thổ sang đồng bằng ven biển.
  39. + Nhiều cồn cát, bãi biển, đầm phá.
  40. - Khí hậu: gió mùa Đông Bắc suy yếu và biến tính. Số tháng lạnh dưới 2 tháng (ở vùng thấp). Bắc Trung Bộ có gió phơn Tây Nam, bão mạnh, mùa mưa lùi vào tháng VIII, XII, I. Lũ tiểu mãn tháng VI.
  41. - Sông ngòi: sông ngòi hướng Tây Bắc-Đông Nam; ở Bắc Trung Bộ hướng tây – đông. Sông có độ dốc lớn, nhiều tiềm năng thuỷ điện
  42. - Thổ nhưỡng, sinh vật: có đủ hệ thống đai cao: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đất mùn khô, đai ôn đới trên 2600m. Rừng còn nhiều ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
  43. - Khoáng sản: có thiếc, sắt, apatit, crôm, titan, vật liệu xây dựng….
  44. * Thuận lợi: chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp, phát triển nông-lâm kết hợp trên các cao nguyên, nhiều đầm phá thuận lợi nuôi trồng thuỷ sản, sông ngòi có giá trị thuỷ điện.
  45. * Khó khăn: nhiều thiên tai như: bão, lũ, lở đất, hạn hán…
  46. c. miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ
  47. - Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam.
  48. - Địa hình: khối núi cổ Kontum. Các núi, sơn nguyên, cao nguyên ở cực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Các dãy núi là hướng vòng cung. Sườn Đông thì dốc, sườn Tây thoải.
  49. + Đồng bằng ven biển thì thu hẹp, đồng bằng Nam Bộ thì mở rộng.
  50. + Đường bờ biển Nam Trung Bộ nhiều vũng vịnh.
  51. - Khí hậu: cận xích đạo. Hai mùa mưa, khô rõ. Mùa mưa ở Nam Bộ và Tây Nguyên từ tháng V đến tháng X, XI; ở đồng bằng ven biển NTB từ tháng IX đến tháng XII, lũ có 2 cực đại vào tháng IX và tháng VI.
  52. - Sông ngòi: 3 hệ thống sông: các sông ven biển hướng Tây-Đông ngắn, dốc (trừ sông Ba). Ngoài ra còn có hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai.
  53. - Thổ nhưỡng, sinh vật: thực vật nhiệt đới, xích đạo chiếm ưu thế. Nhiều rừng, nhiều thú lớn. Rừng ngập mặn ven biển rất đặc trưng.
  54. - Khoáng sản: dầu khí có trữ lượng lớn ở thềm lục địa. Tây Nguyên giàu bô- xít.
  55. * Thuận lợi: đất đai, khí hậu thuận lợi cho sản xuất nông-lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, tài nguyên rừng phong phú, tài nguyên biển đa dạng và có giá trị kinh tế.
  56. * Khó khăn: xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, ngập lụt ở đồng bằng Nam bộ, thiếu nước vào mùa khô.
  57.  
  58. 4. Hãy nêu đặc điểm của mỗi miền địa lý tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên mỗi miền.
  59. a. Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
  60. - Ranh giới của miền dọc theo tả ngạn sông Hồng và rìa phía tây, tây nam đồng bằng Bắc Bộ.
  61. - Các đặc điểm cơ bản của miền là : đồi núi thấp chiếm ưu thế, hướng vòng cung của các dãy núi, các hệ thống sông lớn và đồng bằng mở rộng, hướng nghiêng chung là tây bắc – đông nam và sự hoạt động mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh. Điều này được thể hiện ở sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới với nhiều loài cây thực vật phương Bắc và sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa.
  62. - Địa hình bờ biển đa dạng : nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo. Vùng biển có đáy nông, lặng gió, có vịnh nước sâu thuận lợi cho phát triển kinh tế biển về nhiều mặt.
  63. - Tài nguyên khoáng sản giàu than, sắt, thiếc, vonfram, đá vôi. Vùng thềm vịnh Bắc Bộ có bể dầu khí Sông Hồng.
  64. - Sự thất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, của dòng chảy sông ngòi và tính không ổn định của thời tiết là những trở ngại lớn trong quá trình sử dụng tự nhiên của miền.
  65. b. Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
  66. - Giới hạn của miền từ hữu ngạn sông Hồng tới dãy núi Bạch Mã.
  67. - Đặc điểm cơ bản của miền là địa hình cao, các dãy núi xen kẽ các dòng sông chạy song song theo hướng tây bắc – đông nam với dải đồng bằng thu hẹp và sự suy yếu, giảm sút ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Tính chất nhiệt đới tăng dần với sự có mặt của thành phần thực vật phương Nam.
  68. - Đây là miền duy nhất có địa hình núi cao ở Việt Nam với đủ ba đai cao. Địa hình núi chiếm ưu thế, trong vùng núi có nhiều bề mặt sơn nguyên, cao nguyên, nhiều lòng chảo và thung lũng rộng, thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc, trồng cây côngnghiệp, phát triển nông – lâm kết hợp.
  69. - Rừng còn tương đối nhiều ở vùng núi Nghệ An, Hà Tỉnh (chỉ sau Tây Nguyên). Khoáng sản có thiếc, sắt, crôm, titan, apatit, vật liệu xây dựng.
  70. - Vùng ven biển có nhiều cồn cát, nhiều bãi tắm đẹp; nhiều nơi có thể xây dựng cảng.
  71. - Bão lũ, trượt lở đất, hạn hán là những thiên tai thường xuyên xảy ra trong miền.
  72. c. Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
  73. - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có phạm vi từ dãy núi Bạch Mã trở vào Nam.
  74. - Miền này có cấu trúc địa chất – địa hình phức tạp, gồm các khối núi cổ, các bề mặt sơn nguyên bóc mòn và bề mặt cao nguyên badan, đòng bằng châu thổ sông và đồng bằng ven biển. Bờ biển khúc khuỷu có nhiệu vịnh biển được che chắn bởi các đảo ven bờ.
  75. - Đặc điểm cơ bản của miền là có khí hậu cận xích đạo gió mùa. Điều này được thể hiện ở nền nhiệt cao, biên độ nhiệt năm nhỏ và sự phân chia hai mùa mưa, khô rõ rệt.
  76. - Khí hậu thuận lợi cho việc phát triển rừng cây họ Dầu với các loài thú lớn như voi, hổ, bò rừng, trâu rừng… Ven biển phát triển rừng ngập mặn với các loài trăn, rắn, cá sấu đầm lầy, các loài chim tiêu biểu của vùng ven biển nhiệt đới, xích đạo ẩm. Dưới nước giàu cá, tôm. Vùng thềm lục địa tập trung các mỏ dầu khí có trữ lượng lớn, ở Tây Nguyên có nhiều bôxit.
  77. - Xói mòn, rửa trôi đất ở vùng đồi núi, lũ lụt trên diện rộng ở đồng bằng Nam Bộ và ở hạ lưu các sông lớn trong mùa mưa, thiếu nước nghiêm trọng vào mùa khô là những khó khăn lớn nhất trong sử dụng đất đai của miền.
  78.  
  79. 5. Vấn đề chủ yếu về bảo vệ môi trường ở nước ta là gì? Vì sao?
  80. - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường:
  81. + Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên sự gia tăng bão lụt, hạn hán…
  82. Ví dụ: Phá rừng -> đất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ dòng chảy, biến đổi khí hậu, sinh vật đe doạ bị tuyệt chủng…
  83. - Tình trạng ô nhiễm môi trường:
  84. + Ô nhiễm nguồn nước: do nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ ra sông hồ chưa qua xử lý.
  85. + Ô nhiễm không khí: ở các điểm dân cư, khu công nghiệp do khí thải của các nhà máy công nghiệp, phương tiện giao thông đi lại…vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép.
  86. + Ô nhiễm đất: do nước thải, rác thải sau phân huỷ đều ngấm xuống đất, do sản xuất nông nghiệp.
  87. * Nguyên nhân gây mất cân bằng sinh thái môi trường và biểu hiện của tình trạng này ở nước ta.
  88. - Ô nhiễm môi trường
  89. - Mất rừng
  90.  
  91. 6. Hãy nêu thời gian hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống bão.
  92. + Hoạt động của bão ở Việt Nam:
  93. - Thời gian hoạt động từ tháng 06, kết thúc tháng 11, đặc biệt là các tháng 9,10.
  94. - Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam.
  95. - Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ. Riêng Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão.
  96. - Trung bình mổi năm có 8 trận bão.
  97. + Hậu quả của bão:
  98. - Mưa lớn trên diện rộng, gây ngập úng đồng ruộng, đường giao thông, thuỷ triều dâng cao làm ngập mặn vùng ven biển.
  99. - Gió mạnh làm lật úp tàu thuyền, tàn phá nhà cửa…
  100. - Ô nhiễm môi trường gây dịch bệnh.
  101. + Biện pháp phòng chống bão:
  102. - Dự báo chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển cuả cơn bão.
  103. - Thông báo cho tàu thuyền trở về đất liền.
  104. - Củng cố hệ thống đê kè ven biển.
  105. - Sơ tán dân khi có bão mạnh.
  106. - Chống lũ lụt ở đồng bằng, chống xói mòn lũ quét ở miền núi.
  107.  
  108. 7. Phân tích tác động của đặc điểm dân cư nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường :
  109. * Thuận lợi:
  110. - Dân số đông nên có nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  111. - Dân số tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ tạo ra nguồn lao động bổ sung lớn, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật.
  112. * Khó khăn:
  113. - Đối với phát triển kinh tế:
  114. + Tốc độ tăng dân số chưa phù hợp tốc độ tăng trưởng kinh tế.
  115. + Vấn đề việc làm luôn là thách thức đối với nền kinh tế.
  116. + Sự phát triển kinh tế chưa đáp ứng được tiêu dùng và tích lũy.
  117. + Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.
  118. - Đối với phát triển xã hội:
  119. + Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện, thu nhập bình quân đầu người còn thấp.
  120. + Giáo dục, y tế, văn hóa còn gặp nhiều khó khăn.
  121. - Đối với tài nguyên môi trường:
  122. + Sự suy giảm các TNTN.
  123. + Ô nhiễm môi trường.
  124. + Không gian cư trú chật hẹp.
  125.  
  126. 8. Vì sao ở nước ta hiện nay, tỉ lệ gia tăng dân số có xu hướng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng ? Nêu ví dụ minh họa:
  127. - Do quy mô dân số nước ta lớn, số người trong độ tuổi sinh đẻ cao, nên tỉ lệ gia tăng giảm, nhưng quy mô dân số vẫn tiếp tục tăng .
  128. - Ví dụ: với quy mô dân số 70 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số 1,5%, thì mổi năm dân số tăng 1,05 triệu người. Nhưng nếu quy mô dân số là 84 triệu người, tỷ lệ gia tăng dân số là 1,31%, thì mổi năm dân số tăng thêm 1,10 triệu người.
  129.  
  130. 9. Vì sao nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý ? Nêu một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian qua:
  131. * Nước ta phải thực hiện phân bố lại dân cư cho hợp lý là do:
  132. - Mật độ dân số trung bình ở nước ta: 254 người/km2 (2006), nhưng phân bố không đều.
  133. - Phân bố không đều giữa đồng bằng – miền núi:
  134. + Đồng bằng: 1/4 diện tích – chiếm 3/4 dân số => ĐBSH cao nhất, 1.225 người/km2 , gấp 5 lần cả nước.
  135. + Miền núi: 3/4 diện tích - chiếm 1/4 dân số => Tây Nguyên 89 người/km2, Tây Bắc 69 người/km2, trong khi vùng này lại giàu TNTN.
  136. - Phân bố không đều giữa nông thôn và thành thị:
  137. + Nông thôn: 73,1%, có xu hướng giảm.
  138. + Thành thị: 26,9%, có xu hướng tăng.
  139. - Sự phân bố dân cư chưa hợp lý làm ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng alo động, khai thác tài nguyên. Vì vậy, phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước là rất cần thiết.
  140. * Một số phương hướng và biện pháp đã thực hiện trong thời gian vừa qua :
  141. - Tuyên truyền và thực hiện chính sách KHHDS có hiệu quả.
  142. - Phân bố dân cư, lao động hợp lý giữa các vùng.
  143. - Quy hoạch và có chính sách thích hợp nhằm đáp ứng xu thế chuyển dịch cơ cấu dân số nông thôn và thành thị.
  144. - Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, đẩy mạnh đào tạo người lao động có tay nghề cao, có tác phong công nghiệp.
  145. - Phát triển công nghiệp ở miền núi và ở nông thôn nhằm sử dụng tối đa nguồn lao động của đất nước.
  146.  
  147. 10. Tại sao nói việc đảm bảo an toàn lương thực là cơ sở để đa dạng hóa nông nghiệp ?
  148. Việc đảm bảo an toàn lương thực tạo điều kiện cung cấp một lượng lớn phụ phẩm và hoa màu lương thực làm thức ăn cho chăn nuôi. Đồng thời giúp nông dân an tâm trong việc phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả …
  149.  
  150. 11. Chứng minh rằng việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả góp phần phát huy thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới ở nước ta.
  151. - Nằm trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, khí hậu của nước ta cơ bản là khí hậu nhiệt đới. Tính chất nhiệt đới làm cho tổng lượng bức xạ mặt trời rất lớn . Chế độ mưa phong phú với lượng mưa trung bình năm 1.500 – 2.000 mm. Khí hậu nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc Nam, theo mùa và theo độ cao. Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với một mùa đông lạnh. Miền Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa khô và mùa mưa rõ rệt. Còn miền Trung là nơi giao thoa khí hậu giữa hai miền Bắc – Nam.
  152. - Ảnh hưởng của của khí hậu đối với nông nghiệp nước ta trước hết là được cung cấp lượng bức xạ lớn, nguồn ánh sánh dồi dào, nguồn nhiệt phong phú để cho cây trồng sinh trưởng, phát triển quanh năm. Ơn nữa, độ ẩm cao, lượng mưa dồi dào cho phép cây trồng có sức tái sinh mạnh, thúc đẩy quá trình nở hoa, kết trái. Điều kiện sinh thái nóng ẩm giúp cho cây ngắn ngày có thể tăng thêm từ 1 đến 2 vụ năm, còn đối với cây dài ngày có thể thu hoạch được nhiều đợt, nhiều lứa.
  153.  
  154. 12. Chứng minh cơ cấu ngành công nghiệp nước ta đa dạng.
  155. -Theo cách phân loại hiện hành, nước ta có 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp. Đó là nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành), nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành) và nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
  156. -Trong cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay đang nổi lên một số ngành trọng điểm, đó là các ngành có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và có tác động mạnh mẽ đến việc phát triển các ngành kinh tế khác như : công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm, công nghiệp dệt – may, công nghiệp hóa chất – phân bón – cao su, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp cơ khí – điện tử…
  157.  
  158. 13. Tại sao cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch ?
  159. - Đường lối phát triển công nghiệp, đặc biệt là đường lối CNH, HĐH hiện nay.
  160. - Chịu sự tác động của nhân tố thị trường. Thị trường góp phần điều tiết sản xuất, những thay đổi trên thị trường sẽ ảnh hưởng nhiều đến sản xuất, từ đó làm thay đổi cơ cấu, nhất là cơ cấu sản phẩm.
  161. - Chịu sự tác động của các nguồn lực bao gồm cả tự nhiên lẫn kinh tế-xã hội.
  162. - Sự chuyển dịch đó còn theo xu hướng thế giới.
  163.  
  164. 14. Chứng minh rằng ngành công nghiệp của nước ta có sự phân hóa về mặt lãnh thổ. Tại sao lại có sự phân hóa đó?
  165. - ĐBSH & vùng phụ cận có mức độ tập trung công nghiệp theo lãnh thổ cao nhất nước. Từ Hà Nội tỏa theo các hướng với các cụm chuyên môn hoá:
  166. + Hải Phòng-Hạ Long-Cẩm Phả: khai thác than , cơ khí.
  167. + Đáp Cầu- Bắc Giang: phân hoá học, VLXD.
  168. + Đông Anh-Thái Nguyên: luyện kim ,cơ khí.
  169. + Việt Trì-Lâm Thao-Phú Thọ: hoá chất, giấy.
  170. + Hoà Bình-Sơn La: thuỷ điện.
  171. + Nam Định-Ninh Bình-Thanh Hoá: dệt, ximăng, điện.
  172. - Ở Nam Bộ: hình thành 1 dải công nghiệp với các TTCN trọng điểm: tp.HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu, có các ngành: khai thác dầu, khí; thực phẩm, luyện kim, điện tử => tp.HCM là TTCN lớn nhất cả nước.
  173. - DHMT: Huế, Đà Nẵng, Vinh, với các ngành: cơ khí, thực phẩm, điện => Đà Nẵng là TTCN lớn nhất vùng.
  174. - Vùng núi: công nghiệp chậm phát triển, phân bố phân tán, rời rạc.
  175. * Nguyên nhân: Các trung tâm công nghiệp thường tập trung ở những nơi có đủ các điều kiện thuận lợi như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, nguồn nhân công dồi dào, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ khoa học kỹ thuật cao, và vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển kinh tế mở.
  176.  
  177. 15. Hãy nhận xét về cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta.
  178. - Cơ cấu Công nghiệp theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc: khu vực Nhà nước, khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
  179. - Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động công nghiệp ngày càng được mở rộng.
  180. - Xu hướng chung: giảm tỷ trọng khu vực Nhà nước (25,1%-năm 2005), tăng tỷ trọng khu vực ngoài Nhà nước (31,2%), đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (43,7%).
  181. - Sự chuyển trên là tích cực, phù hợp với đường lối mở cửa, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế của Đảng ta.
  182. - Trong những năm gần đây, các thành phần kinh tế tham gia các họa động công nghiệp đã được mở rộng nhằm phát huy mọi tiềm năng cho việc phát triên sản xuất. Xu hướng chung là giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Năm 2005, tỉ trọng trong giá trị sản xuất công nghiệp ở nước ta của các khu vực tương ứng là 25,1% , 31,2% và 43,7%.
  183.  
  184. 16. Tại sao công nghiệp chế biến LT-TP lại là ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta?
  185. + Thế mạnh lâu dài:
  186. - Nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú: dẫn chứng lương thực, chăn nuôi, thuỷ sản…
  187. - Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong và ngoài nước.
  188. - Co sở vật chất kỹ thuật được chú trọng đầu tư.
  189. + Mang lại hiệu quả cao:
  190. - Không đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng lại thu hồi vốn nhanh.
  191. - Chiếm tỷ trọng khá cao trong giá trị sản lượng công nghiệp cả nước và giá trị xuất khẩu.
  192. - Giải quyết nhiều việc làm và nâng cao thu nhập của người lao động.
  193. + Tác động đến các ngành kinh tế khác:
  194. - Thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên môn hóa nông nghiệp.
  195. - Đẩy mạnh phát triển các ngành ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…
  196.  
  197. 17. Tại sao trong nền kinh tế thị trường, thương mại có vai trò đặc biệt quan trọng?
  198. - Thương mại là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng.
  199. - Đối với sản xuất, thương mại tác động đến việc cung ứng nguyên, nhiên liệu cùng với việc tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra.
  200. - Đối với tiêu dùng, thương mại không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mà còn tạo ra nhu cầu mới.
  201. - Thương mại có vai trò điều tiết sản xuất và hướng dẫn người tiêu dùng.
  202. - Thúc đẩy quá trình phân công theo lãnh thổ và toàn cầu hóa thông qua hoạt động xuất nhập khẩu.
  203.  
  204. 18. Chứng minh rằng hoạt động xuất nhập khẩu nước ta đang có những chuyển biến tích cực trong những năm gần đây.
  205. * Tình hình:
  206. - Hoạt động XNK có nhiều chuyển biến rõ rệt. 1992, lần đầu tiên cán cân XNK tiến tới cân đối; từ 1993 tiếp tục nhập siêu.
  207. - Tổng giá trị XNK tăng liên tục từ 5,2 tỷ USD năm 1990 lên 69,2 tỷ USD năm 2005.
  208. - Thị trường mua bán ngày càng mở rộng theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa.
  209. - 2007, VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức.
  210. * Xuất khẩu:
  211. - XK liên tục tăng: 1990 đạt 2,4 tỷ USD tăng lên 32,4 tỷ USD vào năm 2005.
  212. - Các mặt hàng XK ngày càng phong phú: giảm tỷ trọng của nhóm hàng nông lâm thuỷ sản, tăng tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, hàng công nghiệp nặng nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.
  213. - Thị trường XK lớn nhất hiện nay là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc.
  214. * Nhập khẩu:
  215. - Tăng khá mạnh: 1990 đạt 2,8 tỷ USD tăng lên 36,8 tỷ USD vào năm 2005=>nhập siêu
  216. - Các mặt hàng NK: tăng tỷ trọng nhóm hàng tư liệu sản xuất, giảm tỷ trọng nhóm hàng tiêu dùng, nguyên liệu…
  217. - Thị trường NK chủ yếu là khu vực châu Á-TBD và châu Âu.
  218. * Cơ chế chính sách có nhiều thay đổi theo hướng mở rộng quyền XNK cho các ngành và các địa phương, tăng sự quản lý thống nhất của Nhà nước bằng pháp luật.
  219.  
  220. 19. Tại sao tài nguyên du lịch là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc phát triển du lịch?
  221. - Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành tổ chức lãnh thổ du lịch.
  222. - Tài nguyên du lịch hấp dẫn có giá trị thu hút du khách.
  223. - Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng đến thời gian lưu trú của du khách.
  224. - Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng đến chi tiêu của du khách.
  225. - Tài nguyên du lịch tác động đến đối tượng du lịch.
Advertisement
Add Comment
Please, Sign In to add comment
Advertisement